Trong cuộc sống tất bật mà bạn đã trải qua, sẽ có những giây phút bạn cảm thấy bản thân cần thư giãn, với bản thân tôi thì xem phim là một trong những sở thích của tôi, giúp tôi cảm thấy vừa thư giãn vừa học hỏi thêm nhiều điều, truyền cho cho tôi nhiều cảm hứng trong cuộc sống và công việc. Bài viết này sẽ giới thiệu một số bộ phim va tải phim kinh điển truyền cảm hứng cho bạn trong cuộc sống và công việc.
The Devil Wears Prada (2006) – Yêu Nữ Thích Hàng Hiệu
Yêu nữ mê hàng hiệu là một bộ phim chính kịch hài hước của nước Mỹ, được sản xuất vào năm 2006, dựa trên quyển tiểu thuyết cùng tên được phát hành vào năm 2003 của nhà văn Lauren Weisberger.
Bộ phim xoay quanh giới showbiz, cụ thể hơn là giới thời trang và tạp chí thời bấy giờ, một công việc áp lực mà bạn phải trải qua nhưng nó sẽ mang lại cho bạn những thứ tốt hơn nếu bạn chịu học hỏi, trau dồi và hoàn thành nó.
Trong thế giới thời trang hào nhoáng của New York, có thể nói Miranda Priestly – nữ tổng biên tập của tạp chí nổi tiếng Runaway – là người quyền lực nhất. Trong khi đó, Andy Sachs là một sinh viên mới ra trường và được nhận vào làm thư ký cho Miranda. Để có thể thành công, Andy phải biết cách thỏa mãn mọi yêu cầu khắt khe nhất từ Miranda, nhưng càng nhìn rõ hình ảnh thành công của Miranda thì Andy càng nhận ra đó chỉ là những tia sáng rực rỡ được đổi bằng sự cô độc.
Bộ phim cũng được đón nhận nồng hậu bởi dư luận và từ giới truyền thông, khi bất ngờ đạt được thành công trên các phòng vé vào mùa hè năm đó tại Bắc Mỹ, sau đó tiếp tục là bộ phim dẫn đầu tại thị trường quốc tế trong hầu hết tháng 10. Lần phát hành với định dạng DVD của bộ phim này cũng đạt vị trí đầu bảng trong suốt tháng 12 cùng năm. Bộ phim sau cùng lọt vào “Danh sách 20 phim xuất sắc nhất năm 2006” của không chỉ tại Hoa Kỳ mà còn ở các quốc gia khác, với tổng doanh thu đạt hơn 300 triệu đôla Mỹ, chủ yếu là từ nguồn thu quốc tế.
Vì là một người làm truyền thông và nghệ thuật, đòi hỏi tôi phải có nhiều kiến thức và sự hiểu biết về lĩnh vực này, bộ phim như một nguồn cảm hứng giúp tôi hiểu hơn về môi trường làm việc chuyên nghiệp và hơi khác nghiệt đó, đòi hỏi bản thân phải cập nhật xu hướng hằng ngày, phải ngày càng học hỏi và trau dồi bản thân. Yêu và biết cách chăm sóc bản thân cũng như cho công việc.
2. Mưu cầu hạnh phúc (The Pursuit of Happyness)
The Pursuit of Happyness (Mưu cầu hạnh phúc) là một bộ phim tiểu sử của Mỹ dựa trên câu chuyện gần một năm đấu tranh với tình trạng vô gia cư của Chris Gardner. Được đạo diễn bởi Gabriele Muccino, bộ phim có sự tham gia của Will Smith trong vai Gardner, một nhân viên chào hàng nhiều lúc vô gia cư và đang muốn trở thành nhà môi giới chứng khoán. Con trai của Smith là Jaden Smith cũng tham gia đóng phim trong vai con trai của Gardner, Christopher Jr. Đây là bộ phim đầu tay của Jaden.
Bộ phim là câu chuyện có thật đã được đưa lên màn bạc. The Pursuit of Happiness xoay quanh nhân vật Chris Gardner một người bán hàng không gặp may thất bại trong kinh doanh, nợ nần chồng chất, vợ bỏ, bị đuổi khỏi nhà do không trả được tiền thuê tất cả mọi cánh cửa dường như đã đóng sập với Chris nhưng với lòng quyết tâm, ý chí sắt đá và đặc biệt là cậu con trai Christopher đã trở thành động lực thôi thúc Chris vươn lên. The Pursuit of Happiness giống như chính cái tên của nó, phim khiến người xem phải tự hỏi Như thế nào là hạnh phúc? Hạnh phúc tới từ đâu? Câu trả lời thật đơn giản hạnh phúc ở xung quanh ta và hạnh phúc là những gì mà ta đang có. The pursuit of Happiness còn ca ngợi tinh thần vượt khó vươn lên, niềm tin vào tương lai của nhân vật Chris.
Bộ phim mang đến những cung bậc cảm xúc, thật ra hạnh phúc không ở đâu xa mà chính ngay đây, xung quanh mỗi chúng ta và trong chính bản thân ta. Nếu ta cảm thấy hạnh phúc thì chúng ta sẽ hạnh phúc, tích cực và không ngừng cố gắng, cái thiện sẽ chinh phục tất cả. Tôi đã học được sự hạnh phúc từ bộ phim đó.
3. Frozen II (2019) – Nữ hoàng băng giá 2
Là một bộ phim giả tưởng âm nhạc hoạt hình 3D năm 2019 của Mỹ được sản xuất bởi Walt Disney Animation Studios . Bộ phim hoạt hình thứ 58 do hãng phim sản xuất , đây là phần tiếp theo của bộ phim Frozen 2013 và có sự trở lại của các đạo diễn Chris Buck và Jennifer Lee.
Frozen lấy cảm hứng từ câu chuyện Nữ Hoàng Tuyết được nhà văn Andersen chắp bút nhưng nội dung hoàn toàn khác so với tác phẩm gốc. Phim tạo nên cơn sốt hơn 1,2 tỷ $ trên toàn thế giới vào năm 2013. Sau 6 năm, bộ phim ra mắt phần 2 trong sự chờ đợi tột cùng của khán giả.
Elsa, Anna, Kristoff và Olaf đi sâu vào rừng để tìm hiểu sự thật về bí ẩn xảy ra nơi vương quốc của họ. Đó là khu rừng thần bí mà hoàng hậu đã từng kể cho hai nàng công chúa khi còn nhỏ.
Bộ phim sở hữu một kịch bản khá đơn giản nhưng lại rất hay và ý nghĩa khi dẫn dắt khán giả đi tìm lời giải cho sức mạnh đặc biệt mà Elsa sở hữu. Ngay từ đầu phim, đạo diễn đã khơi dậy sự tò mò của khán giả bằng câu chuyện bí ẩn về khu rừng phép thuật đã bị mây mù bao phủ và những chuyện bí ẩn đã mấy chục năm vẫn chưa có câu trả lời. Sau đó liên tiếp là những tính huống căng thẳng khi phải đối mặt với những khó khăn trong cuộc hành trình tìm đến với vùng đất thiêng.
Xen kẽ giữa các tình huống kịch tính và cân não, là những tiếng cười đầy sảng khoái đến từ “thánh nhây” Olaf. Mỗi lần Olaf xuất hiện khán giả sẽ tập trung hết mức tối đa để không bỏ lỡ những đoạn hội thoại hài hước mà Olaf mang lại. Olaf kết hợp với Kristoff và tuần lộc Sven cùng mang đến những tiếng cười giải trí vui vẻ, mà không hề có cảm giác gượng ép hay khiên cưỡng.
Cái kết của Frozen 2 có lẽ quá hoàn hảo cho một bộ phim hoạt hình cổ tích. Phiêu lưu – gặp khó khăn – cao trào – phép màu – cái kết viên mãn. Cái kết đẹp này có thể khiến cho một bộ phận khán giả cảm thấy hơi hụt hẫng, tuy nhiên lại đủ để mang đến một cuộc sống ấm no hạnh phúc. Hi vọng ra trong phần 3 của series phim, đạo diễn sẽ tiếp tục mang đến cho khán giả một tác phẩm thú vị không hề kém 2 phần trước đó.
Ngoài nội dung bộ phim, cái mà tôi ấn tượng nhất chính là đồ họa – kỹ xảo – âm thanh mà bộ phim mang lại. Thật sự rất xuất sắc !
Đồ họa của Frozen 2 cũng cực kỳ đỉnh cao với các nhân vật trong phim sắc nét đến từng chi tiết và tâm lý của nhân vật được biểu lộ rõ ràng trên gương mặt. Các hình ảnh trong phim cũng cực kỳ lung linh từ giọt nước, bông tuyết, chiếc lá, con ngựa…. Đặc biệt là khi Elsa sử dụng phép thuật thì khán giả chỉ có thể thốt lên, đẹp quá mức tưởng tượng….Không những vậy mà còn có những bộ đồ được thiết kế cho nhân vật thật sự rất đẹp. Tất cả hội tụ đã đủ để mang đến cho khán giả một bộ phim hoạt hình hấp dẫn.
Bộ phim là nguồn cảm hứng cho tôi trong việc thiết kế, nghệ thuật lẫn truyền thông, giúp bản thân có nhiều ý tưởng hơn nữa.
Đối với bản thân tôi, mỗi bộ phim là mỗi nguồn cảm hứng khác nhau, giúp tôi học hỏi và trải nghiệm những cái mới mẻ. Thật đáng tiếc khi bạn không xem những bộ phim đó. Nếu rảnh rỗi và cần thư giãn, hãy bật lên xem những bộ phim đó nhé! Biết đâu được, bạn sẽ có những ý tưởng hay những giây phút tuyệt vời thì sao ?
The Devil Wears Prada (2006) – Yêu Nữ Thích Hàng Hiệu
Yêu nữ mê hàng hiệu là một bộ phim chính kịch hài hước của nước Mỹ, được sản xuất vào năm 2006, dựa trên quyển tiểu thuyết cùng tên được phát hành vào năm 2003 của nhà văn Lauren Weisberger.
Bộ phim xoay quanh giới showbiz, cụ thể hơn là giới thời trang và tạp chí thời bấy giờ, một công việc áp lực mà bạn phải trải qua nhưng nó sẽ mang lại cho bạn những thứ tốt hơn nếu bạn chịu học hỏi, trau dồi và hoàn thành nó.
Trong thế giới thời trang hào nhoáng của New York, có thể nói Miranda Priestly – nữ tổng biên tập của tạp chí nổi tiếng Runaway – là người quyền lực nhất. Trong khi đó, Andy Sachs là một sinh viên mới ra trường và được nhận vào làm thư ký cho Miranda. Để có thể thành công, Andy phải biết cách thỏa mãn mọi yêu cầu khắt khe nhất từ Miranda, nhưng càng nhìn rõ hình ảnh thành công của Miranda thì Andy càng nhận ra đó chỉ là những tia sáng rực rỡ được đổi bằng sự cô độc.
Bộ phim cũng được đón nhận nồng hậu bởi dư luận và từ giới truyền thông, khi bất ngờ đạt được thành công trên các phòng vé vào mùa hè năm đó tại Bắc Mỹ, sau đó tiếp tục là bộ phim dẫn đầu tại thị trường quốc tế trong hầu hết tháng 10. Lần phát hành với định dạng DVD của bộ phim này cũng đạt vị trí đầu bảng trong suốt tháng 12 cùng năm. Bộ phim sau cùng lọt vào “Danh sách 20 phim xuất sắc nhất năm 2006” của không chỉ tại Hoa Kỳ mà còn ở các quốc gia khác, với tổng doanh thu đạt hơn 300 triệu đôla Mỹ, chủ yếu là từ nguồn thu quốc tế.
Vì là một người làm truyền thông và nghệ thuật, đòi hỏi tôi phải có nhiều kiến thức và sự hiểu biết về lĩnh vực này, bộ phim như một nguồn cảm hứng giúp tôi hiểu hơn về môi trường làm việc chuyên nghiệp và hơi khác nghiệt đó, đòi hỏi bản thân phải cập nhật xu hướng hằng ngày, phải ngày càng học hỏi và trau dồi bản thân. Yêu và biết cách chăm sóc bản thân cũng như cho công việc.
2. Mưu cầu hạnh phúc (The Pursuit of Happyness)
The Pursuit of Happyness (Mưu cầu hạnh phúc) là một bộ phim tiểu sử của Mỹ dựa trên câu chuyện gần một năm đấu tranh với tình trạng vô gia cư của Chris Gardner. Được đạo diễn bởi Gabriele Muccino, bộ phim có sự tham gia của Will Smith trong vai Gardner, một nhân viên chào hàng nhiều lúc vô gia cư và đang muốn trở thành nhà môi giới chứng khoán. Con trai của Smith là Jaden Smith cũng tham gia đóng phim trong vai con trai của Gardner, Christopher Jr. Đây là bộ phim đầu tay của Jaden.
Bộ phim là câu chuyện có thật đã được đưa lên màn bạc. The Pursuit of Happiness xoay quanh nhân vật Chris Gardner một người bán hàng không gặp may thất bại trong kinh doanh, nợ nần chồng chất, vợ bỏ, bị đuổi khỏi nhà do không trả được tiền thuê tất cả mọi cánh cửa dường như đã đóng sập với Chris nhưng với lòng quyết tâm, ý chí sắt đá và đặc biệt là cậu con trai Christopher đã trở thành động lực thôi thúc Chris vươn lên. The Pursuit of Happiness giống như chính cái tên của nó, phim khiến người xem phải tự hỏi Như thế nào là hạnh phúc? Hạnh phúc tới từ đâu? Câu trả lời thật đơn giản hạnh phúc ở xung quanh ta và hạnh phúc là những gì mà ta đang có. The pursuit of Happiness còn ca ngợi tinh thần vượt khó vươn lên, niềm tin vào tương lai của nhân vật Chris.
Bộ phim mang đến những cung bậc cảm xúc, thật ra hạnh phúc không ở đâu xa mà chính ngay đây, xung quanh mỗi chúng ta và trong chính bản thân ta. Nếu ta cảm thấy hạnh phúc thì chúng ta sẽ hạnh phúc, tích cực và không ngừng cố gắng, cái thiện sẽ chinh phục tất cả. Tôi đã học được sự hạnh phúc từ bộ phim đó.
3. Frozen II (2019) – Nữ hoàng băng giá 2
Là một bộ phim giả tưởng âm nhạc hoạt hình 3D năm 2019 của Mỹ được sản xuất bởi Walt Disney Animation Studios . Bộ phim hoạt hình thứ 58 do hãng phim sản xuất , đây là phần tiếp theo của bộ phim Frozen 2013 và có sự trở lại của các đạo diễn Chris Buck và Jennifer Lee.
Frozen lấy cảm hứng từ câu chuyện Nữ Hoàng Tuyết được nhà văn Andersen chắp bút nhưng nội dung hoàn toàn khác so với tác phẩm gốc. Phim tạo nên cơn sốt hơn 1,2 tỷ $ trên toàn thế giới vào năm 2013. Sau 6 năm, bộ phim ra mắt phần 2 trong sự chờ đợi tột cùng của khán giả.
Elsa, Anna, Kristoff và Olaf đi sâu vào rừng để tìm hiểu sự thật về bí ẩn xảy ra nơi vương quốc của họ. Đó là khu rừng thần bí mà hoàng hậu đã từng kể cho hai nàng công chúa khi còn nhỏ.
Bộ phim sở hữu một kịch bản khá đơn giản nhưng lại rất hay và ý nghĩa khi dẫn dắt khán giả đi tìm lời giải cho sức mạnh đặc biệt mà Elsa sở hữu. Ngay từ đầu phim, đạo diễn đã khơi dậy sự tò mò của khán giả bằng câu chuyện bí ẩn về khu rừng phép thuật đã bị mây mù bao phủ và những chuyện bí ẩn đã mấy chục năm vẫn chưa có câu trả lời. Sau đó liên tiếp là những tính huống căng thẳng khi phải đối mặt với những khó khăn trong cuộc hành trình tìm đến với vùng đất thiêng.
Xen kẽ giữa các tình huống kịch tính và cân não, là những tiếng cười đầy sảng khoái đến từ “thánh nhây” Olaf. Mỗi lần Olaf xuất hiện khán giả sẽ tập trung hết mức tối đa để không bỏ lỡ những đoạn hội thoại hài hước mà Olaf mang lại. Olaf kết hợp với Kristoff và tuần lộc Sven cùng mang đến những tiếng cười giải trí vui vẻ, mà không hề có cảm giác gượng ép hay khiên cưỡng.
Cái kết của Frozen 2 có lẽ quá hoàn hảo cho một bộ phim hoạt hình cổ tích. Phiêu lưu – gặp khó khăn – cao trào – phép màu – cái kết viên mãn. Cái kết đẹp này có thể khiến cho một bộ phận khán giả cảm thấy hơi hụt hẫng, tuy nhiên lại đủ để mang đến một cuộc sống ấm no hạnh phúc. Hi vọng ra trong phần 3 của series phim, đạo diễn sẽ tiếp tục mang đến cho khán giả một tác phẩm thú vị không hề kém 2 phần trước đó.
Ngoài nội dung bộ phim, cái mà tôi ấn tượng nhất chính là đồ họa – kỹ xảo – âm thanh mà bộ phim mang lại. Thật sự rất xuất sắc !
Đồ họa của Frozen 2 cũng cực kỳ đỉnh cao với các nhân vật trong phim sắc nét đến từng chi tiết và tâm lý của nhân vật được biểu lộ rõ ràng trên gương mặt. Các hình ảnh trong phim cũng cực kỳ lung linh từ giọt nước, bông tuyết, chiếc lá, con ngựa…. Đặc biệt là khi Elsa sử dụng phép thuật thì khán giả chỉ có thể thốt lên, đẹp quá mức tưởng tượng….Không những vậy mà còn có những bộ đồ được thiết kế cho nhân vật thật sự rất đẹp. Tất cả hội tụ đã đủ để mang đến cho khán giả một bộ phim hoạt hình hấp dẫn.
Bộ phim là nguồn cảm hứng cho tôi trong việc thiết kế, nghệ thuật lẫn truyền thông, giúp bản thân có nhiều ý tưởng hơn nữa.
Đối với bản thân tôi, mỗi bộ phim là mỗi nguồn cảm hứng khác nhau, giúp tôi học hỏi và trải nghiệm những cái mới mẻ. Thật đáng tiếc khi bạn không xem những bộ phim đó. Nếu rảnh rỗi và cần thư giãn, hãy bật lên xem những bộ phim đó nhé! Biết đâu được, bạn sẽ có những ý tưởng hay những giây phút tuyệt vời thì sao ?